Khám phá những thuật ngữ ngành in được sử dụng phổ biến nhất


Việc nắm bắt các thuật ngữ in ấn chính là yếu tố quan trọng để hiểu rõ quy trình đồng thời đảm bảo chất lượng sản phẩm như mong muốn. Hãy cùng In Hoa Long khám phá những thuật ngữ ngành in được dùng phổ biến nhất và ý nghĩa của từng khái niệm nhé!

In ấn là gì?

Trước khi tìm hiểu về các khái niệm cũng như thuật ngữ chuyên ngành in ấn, chúng ta hãy cùng tìm hiểu in ấn là gì? Đây chính là quá trình tạo ra những bản sao của văn bản, hình ảnh hoặc các mẫu thiết kế trên những bề mặt chất liệu khác nhau. Có thể là vải, giấy, nhựa … bằng cách sử dụng mực in và những công cụ chuyên dụng khác. Nói theo một cách khác thì đây là thuật ngữ ngành in ấn này chính là quá trình chuyển đổi các file kỹ thuật số thành những sản phẩm vật lý có thể nhìn và cảm nhận được.

In ấn là gì?
Thuật ngữ in ấn là gì

Những khái niệm và thuật ngữ ngành in phổ biến

Các thuật ngữ về thiết kế in ấn

Dù bạn là người mới hay đã quen thuộc với ngành in, hiểu đúng các thuật ngữ sẽ giúp quá trình làm việc với xưởng in diễn ra suôn sẻ. Từ đó mang đến những sản phẩm đẹp mắt và chất lượng theo đúng yêu cầu. Riêng về thiết kế, những thuật ngữ thường thấy nhất là:

CMYK

Đây là thuật ngữ ngành in dùng để chỉ hệ màu chủ đạo trong ngành, bao gồm bốn màu:

  • Cyan (xanh lơ)
  • Magenta (hồng đậm)
  • Yellow (vàng)
  • Key (đen)

Hệ 4 màu CMYK là thuật ngữ chuyên ngành in ấn được sử dụng phổ biến. Hệ màu này giúp tạo ra màu sắc chính xác khi in trên giấy và là tiêu chuẩn cơ bản trong in ấn.

RGB

Khác với CMYK, hệ màu RGB gồm các màu Red – Green – Blue thường dùng cho màn hình điện tử, như máy tính hay điện thoại. Khi chuẩn bị in, các file thiết kế bằng hệ màu RGB cần phải chuyển đổi sang hệ CMYK để đảm bảo màu sắc in ra đúng chuẩn với thiết kế ban đầu.

Các thuật ngữ ngành in ấn
Các thuật ngữ chuyên ngành in ấn, thiết kế

Độ phân giải (Resolution)

Resolution là một thuật ngữ ngành in để chỉ đơn vị đo chất lượng hình ảnh khi in, thường được tính bằng DPI (dots per inch) – số điểm ảnh trên mỗi inch vuông. Độ phân giải càng cao thì hình ảnh in ra càng sắc nét, sống động.

Các thuật ngữ về chất liệu giấy in

  • Giấy Couche: Loại giấy bóng, mịn, độ bám mực tốt, thường được sử dụng để in ấn phẩm quảng cáo như tờ rơi, catalog.
  • Giấy Kraft: Giấy kraft có màu nâu tự nhiên, thân thiện với môi trường thường để in túi giấy, hộp giấy theo phong cách mộc mạc, cổ điển.
  • Giấy Ivory: Mặt ngoài bóng và mịn, mặt trong có độ nhám nhẹ, tạo cảm giác sang trọng nên thường dùng để in bao bì sản phẩm cao cấp.

Các thuật ngữ chuyên môn về kỹ thuật

Riêng về kỹ thuật, những thuật ngữ in ấn thường dùng nhất là:

  • In Offset: Đây là kỹ thuật in phổ biến nhất, phù hợp với in số lượng lớn.
  • In Kỹ Thuật Số: Kỹ thuật in ấn phù hợp cho các đơn hàng nhỏ hoặc in nhanh, tiết kiệm thời gian và chi phí cho số lượng in ít.
  • In Flexo: Kỹ thuật này sử dụng khuôn in dạng mềm, phù hợp với chất liệu không phẳng như giấy carton hay màng nhựa nên được dùng khi in bao bì, nhãn dán.
Thuật ngữ chuyên môn kỹ thuật in
Thuật ngữ về chuyên môn kỹ thuật in

Thuật ngữ về gia công sau in

  • Cán Mờ / Cán Bóng: Là các thuật ngữ trong ngành in ấn dùng để chỉ một lớp phủ bảo vệ bề mặt sản phẩm in.
  • Ép Kim (Foil Stamping): Kỹ thuật gia công tạo hiệu ứng ánh kim bằng cách ép một lớp kim loại lên bề mặt giấy, thường dùng để in logo.
  • Dập Nổi / Dập Chìm: Tạo hiệu ứng nổi hoặc chìm cho các chi tiết trên bề mặt giấy, thường được ứng dụng trong in thiệp cưới, hộp quà cao cấp.

Thuật ngữ cơ bản trong ngành in

  • Bình trang: Nhiều trang được sắp xếp trên cùng một trang in trong file mẫu để tối ưu hóa diện tích in.
  • Bình bản: Thao tác sắp xếp thủ công các trang in ấn lên một tấm kẽm để chuẩn bị tiến hành in.
  • Lề xén: Khoảng cách chừa lề để xén thường là 2mm và khi xuất file PDF, máy tính sẽ có thông báo hỏi người dùng có muốn chừa lề xén hay không.
  • Bản bông: Đây là thuật ngữ in ấn để chỉ bản in thử kiểm tra và duyệt màu sắc trước khi in chính thức.
  • Khổ thành phẩm: Kích thước chính xác của sản phẩm sau khi đã xén xong.
  • Bế: Là đường rãnh tạo nếp gấp cho giấy, hoặc các đường bế để tạo thành hộp giấy.
  • Ghim lồng: Phương pháp đóng gáy sách, thường dùng cho tạp chí và sách có khổ nhỏ từ khoảng 8 đến 72 trang.

Việc hiểu rõ các thuật ngữ ngành in không chỉ giúp bạn có thể giao tiếp hiệu quả với các xưởng in. Hy vọng qua những gì mà In Hoa Long đã chia sẻ sẽ cung cấp cho bạn những kiến thức hữu ích trong lĩnh vực in ấn. Hãy áp dụng các thuật ngữ trong ngành in ấn khi trao đổi và làm việc để có được những sản phẩm in ấn đẹp mắt, truyền tải đúng thông điệp mong muốn nhé!

Xưởng in Hoa Long – Xưởng in giá gốc hàng đầu tại Hà Nội

Website: https://inhoalong.vn/

Hotline: (024) 3999 2227 - 0903.400.469 (ĐT/ZALO)

Gmail: baogia.inhoalong@gmail.com

Địa chỉ: Lô D10-15, Cụm công nghiệp SX Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, HN

MST: 0109082674

Tags: , , , ,

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Mã màu Hex là gì

Tin Tức

11/11/2024

Mã màu Hex là gì? Bí mật sau những bản in có màu sắc rực rỡ

Bạn đã bao giờ tự hỏi làm thế nào mà các nhà thiết kế có thể tạo ra...

Giấy roki là gì

Tin Tức

10/11/2024

Giấy roki là giấy gì? Đặc điểm, kích thước và ứng dụng trong in ấn

Bạn là người yêu thích thiết kế, đồ họa hay chỉ đơn giản là đang tìm kiếm một...

UPC là gì

Tin Tức

10/11/2024

Khái niệm và vai trò mã vạch UPC là gì

Nếu bạn từng nghiên cứu về mã vạch, chắc hẳn đã từng nghe đến product upc number. UPC...

Tìm hiểu bao bì FSC

Tin Tức

07/11/2024

Tìm hiểu bao bì FSC: Sự lựa chọn bền vững cho tương lai

Bạn đã bao giờ nghe đến chất liệu giấy FSC chưa? Nếu bạn là người quan tâm đến...

Gọi đến InhoalongChat với InhoalongLên đầu trang web
Chat với InhoalongĐặt in
Gọi đến InhoalongHotline