Quy trình in tem nhãn là gì?
Quy trình in tem nhãn là toàn bộ quá trình từ khâu lựa chọn nguyên liệu, thiết kế mẫu tem nhãn, in ấn đến gia công hoàn thiện tem.
Mỗi công đoạn trong quy trình này đều ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tem nhãn, do đó cần phải tuân thủ yêu cầu đặt ra của từng khâu một cách nghiêm ngặt.
Các bước trong quy trình sản xuất tem nhãn mác đối với từng kỹ thuật in
Cách in tem nhãn đối với mỗi kỹ thuật in là khác nhau. In Hoa Long sẽ giới thiệu đến bạn quy trình làm tem sử dụng một số công nghệ tiên tiến hiện nay:
Quy trình in tem nhãn bằng công nghệ kỹ thuật số
Làm tem bằng máy in kỹ thuật số thường không quá phức tạp và thời gian nhận thành phẩm khá nhanh nên thường được sử dụng cho dịch vụ in tem nhãn lấy nhanh.
• Bước 1: Chuẩn bị file thiết kế tem nhãn.
• Bước 2: Chuẩn bị chất liệu tem: decal giấy, decal nhựa sữa, decal nhựa trong, decal xi bạc…
• Bước 3: Chuẩn bị mực in: mực dầu,mực nước… hoặc mực riêng theo chất liệu đặc biệt.
• Bước 4: Kết nối file thiết kế trên máy tính với máy in, điều chỉnh vị trí của chất liệu chính xác, nạp mực vào máy.
• Bước 5: Nhân viên kỹ thuật cài đặt chế độ in phù hợp với kích thước, số lượng … Máy in kỹ thuật số sẽ phân tích và tiến hành in ấn.
• Bước 6: Trong quá trình in ấn, hoạt động giám sát, kiểm tra được thực hiện liên tục để đảm bảo quá trình in tem nhãn diễn ra suôn sẻ, chất lượng sản phẩm đẹp và đồng đều.
• Bước 7: Làm khô mực trên chất liệu decal bằng cách bay hơi tự nhiên hoặc sấy khô bằng máy chuyên dụng.
Quy trình sản xuất tem nhãn mác bằng công nghệ in UV
Làm tem bằng máy in UV khá giống với in phung, chỉ khá nhau ở công đoạn làm khô mực:
• Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu in. Có một lưu ý đối với công nghệ in UV là đèn sấy tia UV sẽ chiếu trực tiếp lên bề mặt chất liệu nên không phải chất liệu nào cũng có thể in ấn bằng công nghệ in, mà chất liệu đó phải có khả năng chịu được nhiệt độ, độ bám mực cao, ví dụ decal nhựa trong, decal nhựa sữa…
• Bước 2: Chuẩn bị file thiết kế tem nhãn.
• Bước 3: Chuẩn bị mực UV gốc dầu hoặc nước . Đây là những loại mực không chứa dung môi nên sẽ được làm khô bằng đèn sấy tia cực tím hoặc đèn sấy hồng ngoại.
• Bước 4: Nạp mực và chất liệu vào máy in, kết nối file thiết kế với máy in.
• Bước 5: Cài đặt máy in phù hợp với các thông số của tem nhãn. Và tiến hành in ấn.
• Bước 6: Mực in sẽ phun trực tiếp lên bề mặt chất liệu và đèn sấy UV sẽ chiếu tia UV lên để làm mực in khô nhanh. Giám sát sản phẩm trong suốt quá trình in tem nhãn.
• Bước 7: Kiểm tra mực in đã khô hẳn chưa bằng cách lấy băng keo dính vào vị trí có mực nếu mực không dây ra tức là đã khô.
Cách in tem nhãn bằng công nghệ in Flexo
Quy trình làm tem nhãn bằng máy in Flexo phức tạp hơn các máy in khác:
• Bước 1: Chuẩn bị file thiết kế. Mẫu thiết kế sẽ được xử lý bằng các phần mềm để tạo thành bản outfilm (xuất phim) phù hợp và lưu dưới định dạng PDF.
• Bước 2: Chế tạo khuôn in. Khuôn in thường là những bản film có chất liệu là nhựa photopolymer, được chế tạo bằng phương pháp khắc laser, quang hóa hoặc CTP. Những bản film thường có 4 tấm đại diện cho 4 màu sắc trong hệ CMYK.
• Bước 3: Gắn khuôn in lên trục quay của máy in Flexo bằng keo hai mặt hoặc từ trường.
• Bước 4: Mỗi trạm màu tương ứng với một màu sắc khác nhau thì sẽ được gắn một khuôn in riêng biệt. Khi chất liệu lần lượt đi qua mỗi trạm màu thì thông tin, hình ảnh tương ứng với mỗi màu sẽ được in lên.
Thông thường tem nhãn được sản xuất bằng máy in Flexo sẽ dưới dạng cuộn tròn.
Quy trình làm tem nhãn bằng công nghệ Offset
Đây là công nghệ được sử dụng phổ biến nhất trong quá trình sản xuất tem nhãn mác:
• Bước 1: Chuẩn bị file thiết kế, sử dụng file có sẵn của khách hàng hoặc In Hoa Long sẽ hỗ trợ khách hàng thiết kế.
• Bước 2: Output Film. Vớ những tem nhãn chỉ có một màu thì không cần thực hiện công đoạn này. Còn nếu nhiều hơn một màu thì phải thực hiện bước output film thành 4 bảng film đại diện cho 4 màu sắc CMYK.
• Bước 3: Chụp bản kẽm. Sau khi đã có 4 tấm film, thì đặt từng tấm film lêm tấm kẽm và đưa tấm kẽm lên máy chụp bản in. Ánh sáng từ máy chụp sẽ chiếu trực tiếp qua lớp film những phần không có phần tử in sẽ bị ăn mòn. Lúc này những phần tử in sẽ xuất hiện.
• Bước 4: Khác với in kỹ thuật số hoặc in UV, máy sẽ tự động pha màu sắc thì in Offset sẽ tiên hành in từng màu một. Nhân viên kỹ thuật sẽ lắp lần lượt các bản kẽm tương ứng với mỗi màu lên quả lô của máy in Offset. Nạp mực và chất liệu vào máy in và tiến hành in ấn.
Ví dụ: Bản Kẽm màu K (đen), nhân viên sẽ nạp mực màu đen vào máy và đặt lệnh in, những phần tử có màu đen sẽ in lên chất liệu. Sau khi đã in xong hết số lượng cần in thì sẽ tháo bản kẽm màu K ra, vệ sinh sạch toàn bộ mực cũ. Tiếp đó lắp bản kẽm mới vào, nạp mực tương ứng và cho chất liệu vừa in xong một màu vào máy và đặt lệnh in thứ hai. Cứ tương tự như thế cho đến khi hết 4 bản kẽm là bản in đã hoàn thành.
Mỗi công nghệ in đều có ưu điểm riêng và phù hợp với từng yêu cầu khác nhau. Hi vọng bài viết đã mang đến nhiều thông tin bổ ích, giúp bạn hiểu hơn về quá trình in tem nhãn cho từng kỹ thuật in. Từ đó lựa chọn được công nghệ in phù hợp nhất với nhu cầu của bản thân và doanh nghiệp.
Xưởng in Hoa Long – Xưởng in giá gốc hàng đầu tại Hà Nội
Website: https://inhoalong.vn/
Hotline: (024) 3999 2227 - 0903.400.469 (ĐT/ZALO)
Gmail: baogia.inhoalong@gmail.com
Địa chỉ: Lô D10-15, Cụm công nghiệp SX Triều Khúc, Tân Triều, Thanh Trì, HN
MST: 0109082674